Thân nhân quả vô thường
Vì thế sanh, già, bệnh, chết không còn làm tâm họ dao động. Đó là giai đoạn làm chủ thứ nhất của người tu chứng. Giai đoạn làm chủ thứ hai: Khi có sanh, già, bệnh, chết đến thì người tu chứng sẽ làm chủ cái đó, bằng cách dùng đạo lực đẩy lui để lúc nào thân tâm cũng thanh thản và an lạc, không có khổ não.
Ví dụ: Làm chủ sanhkhi cuộc sống chúng ta có xảy tai nạn, tranh tụng, ham muốn, thèm khát, sợ hãi, lo toan, v.v... Người tu chứng sẽ dùng trí tuệ nhân quả quán xét thì ngay đó tâm sẽ được an ổn không còn buồn lo, sợ hãi, sân hận, v.
... Còn khi khởi tâm ham muốn cái này, cái khác thì người tu chứng dùng trí tuệ Tứ Niệm Xứ quán xét các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã thì tâm ham muốn (tham dục) dừng liền. Làm chủ già, thân hành, khẩu hành, ý hành, tịnh chỉ, tức là tịnh chỉ tầm tứ.
Một người tu chứng tới tuổi già tám mươi vẫn quắc thước, đi đứng vững vàng, không run rẩy, không lụm cụm, trí tuệ sáng suốt không lẫn lộn, v.v... đó là làm chủ già. Làm chủ bệnh, khi thân có bệnh đau nhức khổ sở, người tu chứng làm chủ bệnh thọ này thì phải ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền, từ nơi trạng thái Tam Thiền theo pháp như lý tác ý xả thọ khổ, tức là sau khi trú được xả, tức là nhập Tam Thiền.
Khi đã nhập Tam Thiền xong liền xả lạc, xả khổ, xả lạc xả khổ, tức là xả thọ, tức là xả sự đau khổ của thân. Ở đây các bạn nên nhớ, phần nhiều bệnh đau của con người đều do tưởng sanh ra bệnh, vì thế khi nhập Tam Thiền đã ly tưởng, do ly tưởng mà tâm không dao động trước các cảm thọ, nên xả cảm thọ rất dễ.
Đó là làm chủ bệnh bằng thiền định. Còn làm chủ bệnh bằng pháp môn Định Niệm Hơi Thở: Khi thân có bệnh liền nhiếp tâm an trú vào hơi thở rồi dùng pháp như lý tác ý: “Thọ là vô thường, bệnh (nói tên bệnh ra).
. ra khỏi thân ta. An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, khi tác ý xong liền hít thở năm hơi thở rồi lại tác ý lại câu trên. Cứ tu tập như vậy cho đến khi hết bệnh.
Còn phương pháp làm chủ bệnh bằng Tứ Thần Túc, thì chỉ cần hướng tâm về thân không bệnh là bệnh hết ngay. Làm chủ chết, khi thân suy yếu sắp chết, ta tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, hướng tâm xả bỏ thân tứ đại nhân quả một cách dễ dàng, không có mệt nhọc, không có đau khổ, không có ngộp thở, chết một cách yên nhàn và thanh thản.
Làm chủ sanh, già, bệnh, chết có hai phần:
1/ Phần thứ nhất: Làm chủ tâmbất động trước cảnh sanh, già, bệnh, chết.
2/ Phần thứ hai: Làm chủ trực tiếp tịnh chỉ các đau khổcủa sanh, già, bệnh, chết của thân xảy đến, tức là trực tiếp tịnh chỉ các trạng thái đau khổ của sanh, già, bệnh, chết chứ không phải ngăn chặn không cho sanh, già, bệnh, chết hoặc ngăn chặn tai nạn đến với thân này.
Thân nhân quả thì phải vay trả những điều thiện ác trước kia đã tạo ra, nên không thể ngăn chặn nhân quả được, tức là dừng nhân quả. Đạo Phật dạy làm chủ nhân quả, vượt qua nhân quả, chuyển nhân quả, chứ không dạy ngăn chặn và dừng nhân quả, chỉ có làm chủ tâm không tạo thêm nhân quả ác nữa.
Gợi ý
-
Thanh thản, an lạc và vô sự
là niệm thanh thản, niệm an lạc và niệm vô sự vì tâm biết rõ có những niệm đó nhưng chúng không gây chướng ngại cho tâm nên chúng ta không đẩy lui những niệm này. Niệm không chướng ngại tâm là niệm thanh thản, niệm an lạc và niệm...
-
Thanh tịnh
là trong sạch, không còn nhơ bẩn, không còn uế trược, không còn bất tịnh, không còn hôi thối, v.v… Thanh tịnh là không còn tham muốn, không còn mong cầu, không còn ước mong, không còn dục. Cái gì có là có chứ không mong cầu có.Cái gì không...
-
Thanh tưởng
những hiện tượng phi không gian và thời gian của tưởng thức tạo ra như âm thanh tiếng kêu, tiếng khóc, tiếng rên, v.v…
-
Thánh
Theo đời thường, Thánh là người tài giỏi xuất chúng về văn học, hayvõ học mà người đời thường ca tụng xưng hô, như Thánh Trần Hưng Đạo, Quan Thánh Đế Quân, đức Thánh Khổng Phu Tử. Tất cả những vị Thánh này được tôn xưng như vậy, nhưng tâm...
-
Thánh đức
gồm có bốn: Đức từ, Đức bi, Đức hỷ, Đức xả .
-
Thánh Đức Hiếu Sinh
là lòng thương yêu sự sống của muôn loài trên hành tinh này, xuất hiện theo từng cấp độ: 1- Cấp độ thứ nhất: con người biết thương con người. 2- Cấp độ thứ hai: con người biết thương các loài động vật khác.3- Cấp độ thứ ba: con người...
-
Thánh Duyên Giác
là người xông thẳng vào cửa THỌ giữ tâm bất động: THỌ LẠC không tham, THỌ KHỔ không sợ. Từ chỗ giữ tâm bất động này phá vỡ các duyên khác như: ái, hữu, thủ, sanh, ưu, bi, sầu, khổ, bệnh, tử; do đó, thế giới quan đau khổ của...
-
Thánh giả
hay Trưởng Lão (CầnBiết.2) là những bậc chứng quả vô lậu A La Hán.
-
Thánh giới luật
là đức hạnh của người tu sĩ, là đạo đức nhân bản - nhân quả, thường đem lại lợi ích cho mình, cho người, tức là sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai. Tâm luôn luôn bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, đó...
-
Thánh giới luật của người cư sĩ - (Thánh giới uẩn của người cư sĩ)
gồm có: Năm giới cấm cư sĩ, tám giới Bát Quan Trai và Thập Thiện, đức Phật gọi là Thánh giới uẩn (của người cư sĩ). Nếu là người giác ngộ Thánh Giới uẩn thì phải thông suốt những đức hạnh của bậc Thánh trong những giới luật này rất...
-
Thánh giới luật của Tỳ kheo Tăng và Tỳ kheo Ni
không những thông suốt những Thánh giới uẩn của người cư sĩ mà còn phải thông suốt 10 giới Sa Di, 250 giới Tỳ kheo Tăng và 348 giới Tỳ kheo Ni. Phải giác ngộ đức giới, hạnh giới và giới hành của toàn bộ đức hạnh của giới kinh...
-
Thánh giới uẩn
là giới luật, là hành trì học giới và hạnh sống các vị Tỳ Kheo.
-
Thánh hạnh
gồm có năm hạnh: Thắng hạnh, Chánh hạnh, Trực hạnh, Diệu hạnh, Tịnh hạnh.
-
Thánh hạnh cắt ái ly gia
là một hành động đạo đức thuộc về thân và tâm giải thoát của Phật giáo để trở thành một bậc Thánh Tăng, Thánh Ni. Chính gia đình là những sợi dây tình cảm của những người thân thương trói buộc rất chặt nên khó cho các bạn tu tập...
-
Thánh Hạnh Đơn Giản
là phải lấy gốc cây làm giường nằm, lấy nghĩa địa làm nhà ở, là tập hạnh buông xả, ly dục ly ác pháp, Phật sống như thế nào thì phải sống như thế nấy.
-
Thánh nhân
là người có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. .Thành phần của Tứ Vô Lượng Tâm (4Tâm) là: từ vô lượng, bi vô lượng, hỷ vô lượng, và xả vô lượng.
-
Thành tựu Chánh niệm tỉnh giác
có hai giai đoạn: Giai đoạn một là không còn ngủ nghỉ phi thời, không còn hôn trầm thùy miên tấn công. Giai đoạn hai, trước tiên nên tìm một nơi cho xứng hợp với pháp môn tu tập trong giai đoạn này, đó là trú xứ thanh vắng.Nếu chưa...
-
Thành tựu pháp quán thân, thọ, tâm, pháp vô thường, khổ, vô ngã
từ bỏ được, ngăn chặn được lòng tham dục. Từ bỏ lòng tham dục thì phải nhận thấy rõ ràng từng tâm niệm dục rất vi tế, rất nhỏ nhặt. Ví dụ: tham dục ăn, tham dục ngủ, tham dục làm việc, tham dục nói chuyện, tham dục đọc kinh...
-
Thành tựu quán hạnh
tức là phải tu tập Định Vô Lậu và thành tựu Định Vô Lậu tức là lìa ác pháp cho rốt ráo, và khi đã lìa ác pháp là nhập Sơ Thiền.
-
Thành tựu Thánh giới uẩn
là thành tựu phần một trong giai đoạn tu tập thứ nhất mà người tu sĩ cần phải nhiếp phục tâm mình và giữ gìn trọn vẹn những Thánh giới này.